MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI NÃO BỘ CON NGƯỜI

Một văn phòng làm việc kín mít với 4 bức tường và thiếu ánh sáng tự nhiên có làm cho bạn cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và áp lực? Đó là do não bộ của bạn có liên kết chặt chẽ với môi trường xung quanh. Hãy cùng ATH tìm ra giải pháp cho nội thất văn phòng của bạn để có một môi trường làm việc lí tưởng mang đến hiệu quả cao nhất nhé!

Nghiên cứu khoa học cho thấy, các khía cạnh của nơi làm việc như màu sắc trên tường, ánh sáng, chiều cao trần nhà, ... có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của nhân viên. Một nhân viên toàn thời gian có thể dành 40 giờ một tuần để làm việc cùng 4 bức tường của văn phòng. Dành lượng thời gian đó trong một văn phòng kín đáo, buồn tẻ chắc chắn không phải là môi trường lý tưởng để tăng khả năng sáng tạo và năng suất làm việc. Trên thực tế, về lâu dài môi trường đó có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của cá nhân và dẫn đến căng thẳng, áp lực – kết quả là những kì nghỉ để phục hồi sức khỏe tại nhà.

 

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI NÃO BỘ CON NGƯỜI

ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN

Nhịp sinh học hiểu một cách đơn giản là chiếc đồng hồ bên trong của chúng ta, có ảnh hưởng đến một số yếu tố như chu kỳ giấc ngủ, khi nào cần tỉnh táo nhất cũng như nhiệt độ cơ thể của chúng ta. 

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI NÃO BỘ CON NGƯỜI

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC LINH HOẠT

Năm 1971, nhà Thần kinh học John O’Keefe đã phát hiện ra rằng phần đồi hải mã trong não có các tế bào hoạt động tùy thuộc vào loại môi trường mà cá nhân đang ở - gọi là những “tế bào vị trí”. Năm 2005, các nhà khoa học thần kinh May Britt và Edvard I.Moser phát hiện ra “tế bào lưới” – loại tế bào đang hoạt động hài hòa với “tế bào vị trí” để tạo ra một hệ thống điều hướng trong não.

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI NÃO BỘ CON NGƯỜI MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI NÃO BỘ CON NGƯỜI

ĐƯỜNG NGẮM

“Đường ngắm” có thể hiểu một cách đơn giản là những gì mà mắt nhìn thấy. Yếu tố này có liên quan đến hoạt động của “tế bào thần kinh gương” trong não bộ - nơi khiến chúng ta có những phản ánh theo một cách nhất định với hành động của người khác. Tế bào thần kinh gương được phát hiện vào năm 1990 do một nhóm nghiên cứu tại Đại học Parma. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra tế bào thần kinh gương cũng có thể phản ứng theo cảm xúc. Ví dụ, nếu chúng ta thấy ai đó tự làm tổn thương mình, chúng ta có thể nhăn mặt thông cảm.

Cũng bằng cách đó, tế bào thần kinh gương có thể đóng góp một phần rất lớn trong môi trường công sở. Nếu chúng ta nhìn thấy các đồng nghiệp làm việc chăm chỉ, đúng giờ và giao tiếp với nhau một cách chuyên nghiệp thì chúng ta cũng sẽ phản ứng tương tự. Đạo đức làm việc sẽ được nhân lên trong toàn công ty. Sử dụng vách ngăn kính, văn phòng có không gian mở và tường thấp là sách để tạo ra “đường ngắm”.

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI NÃO BỘ CON NGƯỜI

Nhận tư vấn miễn phí

Cho dự án của bạn

Nhận tư vấn ngay