Đăng ký nhãn hiệu cho một logo: Mọi điều bạn cần biết
18/11/2023
Mục lục:
#TẠI SAO ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LOGO LẠI QUAN TRỌNG?
#CÁC LOẠI NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP
#SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHÃN HIỆU VÀ BẢN QUYỀN
#CÁC BIỂU TƯỢNG NHÃN HIỆU
#KẾT LUẬN
Đăng ký nhãn hiệu là bước vô cùng quan trọng để bảo vệ logo và bộ nhận diện đại diện của doanh nghiệp.
Nhãn hiệu là một thiết kế, từ, cụm từ, biểu tượng hoặc logo (hoặc sự kết hợp của những yếu tố trên) để nhận dạng doanh nghiệp của bạn. Đó là dấu hiệu giúp phân biệt doanh nghiệp của bạn với những doanh nghiệp khác trên thị trường. Nhãn hiệu như một công cụ thông báo cho mọi người biết rằng đó là tài sản trí tuệ độc quyền của doanh nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu là một phần cần thiết để bảo vệ logo thương hiệu của doanh nghiệp
>> Hải Sâm Việt Nam - Giá trị dân tộc và khát vọng vươn tầm thế giới
TẠI SAO ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LOGO LẠI QUAN TRỌNG?
Bằng cách đăng ký logo của bạn làm nhãn hiệu, bạn có quyền ưu tiên sử dụng nó. Một ví dụ về việc tranh chấp nhãn hiệu giữa một ngân hàng trực tuyến có tên Current và Facebook. Current phát hiện ra rằng, Calibra, dịch vụ tiền điện tử của Facebook, đang sử dụng một logo rất giống với logo của họ. Công ty khởi nghiệp này đã đệ đơn kiện Facebook với cáo buộc vi phạm nhãn hiệu. Kết quả là Facebook đã thay đổi tên dịch vụ tài chính và thiết kế logo của mình.
Nếu Current không có quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu, họ sẽ không có quyền quyết định trong việc bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình. Sự giống nhau giữa sản phẩm và logo có thể gây nhầm lẫn cho người dùng. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cần thiết để khẳng định bản quyền và sự độc bản trong thiết kế logo của doanh nghiệp bạn.
Một ví dụ khác về nhãn hiệu của Louis Vuitton và Louis Vuiton Dak. Thương hiệu thời trang nổi tiếng nước Pháp đã gặp rắc rối với một nhà hàng gà rán khi họ sử dụng một cái tên tương tự. Họ chơi chữ trên logo của họ, điều này ảnh hưởng nhiều tới việc nhận diện của khách hàng với Louis Vuitton.
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Khi Louis Vuitton gửi cho Louis Vuiton Dak một lá thư yêu cầu ngừng hoạt động, nhà hàng đã đổi tên thành “chaLouisvui tondak” vì nghĩ rằng tên mới đã đủ khác biệt. Cuối cùng, chủ nhà hàng đã bị phạt 12.000USD vì không tuân thủ lệnh ngừng hoạt động.
Qua hai ví dụ trên, bài học được rút ra ở đây là: Cách duy nhất để đảm bảo logo của doanh nghiệp không bị xâm phạm là cần đăng ký nhãn hiệu, dưới sự bảo hộ của luật pháp.
CÁC LOẠI NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP
1. Các loại nhãn hiệu mạnh
- Nhãn hiệu huyền ảo là những từ được tạo nên. Từ này không có ý nghĩa nào khác ngoài mối quan hệ của nó với hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nếu bạn tra từ “Adidas” trong từ điển, nó không tồn tại. Đó là bởi vì thương hiệu sneaker và thể thao đã phát minh ra từ này.
- Nhãn hiệu tùy ý là những từ ngữ thực tế không có mối tương quan với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Lấy ví dụ về gã khổng lồ công nghệ Apple. Biểu tượng quả táo cắn dở trong logo không có bất kì mối liên hệ nào với hàng hóa mà Apple cung cấp.
- Nhãn hiệu gợi ý là nhãn hiệu gợi ý về loại sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp nhưng không tiết lộ một cách rõ ràng. Hãy lấy công ty xe hơi Jaguar làm ví dụ. Nhãn hiệu này tạo ấn tượng rằng việc lái một chiếc xe Jaguar sẽ nhanh như một con hổ lớn.
2. Các loại nhãn hiệu yếu
- Nhãn hiệu mô tả mô tả một số khía cạnh của hàng hóa hoặc dịch vụ. Chẳng hạn như chất lượng, đặc điểm, chức năng mà không phân biệt nó theo bất kỳ cách hữu hình nào.
- Nhãn hiệu chung là tên chung cho hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn. Nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất nến và cố gắng đăng ký nhãn hiệu cho từ “nến”, rất có thể nó sẽ bị từ chối. Mục đích của nhãn hiệu là để phân biệt thương hiệu của bạn với thương hiệu khác trên thị trường. Do đó, nếu các doanh nghiệp trong ngành sản xuất nến cũng đăng ký nhãn hiệu “nến”, thì khách hàng sẽ khó nhận diện được bạn.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHÃN HIỆU VÀ BẢN QUYỀN
Nhãn hiệu và bản quyền đều là hai hình thức sở hữu trí tuệ. Đó là tài sản vô hình như phát minh, tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, biểu tượng, thiết kế, tên và hình ảnh. Thương hiệu và bản quyền được sử dụng để bảo vệ hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ.
Sự khác biệt chính giữa nhãn hiệu và bản quyền là chúng bảo vệ các loại tài sản khác nhau và có các yêu cầu đăng ký khác nhau:
- Bản quyền bảo vệ các tài liệu văn học và nghệ thuật, chẳng hạn như phim, bài viết, âm nhạc, sách, video và chương trình máy tính. Nó không thể chỉ là một ý tưởng mà là một vật thể hữu hình mà mọi người có thể nhìn thấy.
- Nhãn hiệu bảo vệ các mục xác định công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Bao gồm logo, khẩu hiệu, từ và cụm từ doanh nghiệp. Nó đòi hỏi một quá trình đăng ký dài hơn để được bảo vệ pháp lý đầy đủ.
Một logo có thể đủ điều kiện để được bảo vệ cả nhãn hiệu và bản quyền. Nếu logo của doanh nghiệp bạn chứa tác phẩm nghệ thuật gốc thì nó có đủ điều kiện để có bản quyền. Nhãn hiệu bảo vệ toàn bộ logo khỏi bị các công ty khác sử dụng.
CÁC BIỂU TƯỢNG NHÃN HIỆU
Có hai biểu tượng nhãn hiệu bạn có thể sử dụng để bảo vệ thiết kế của mình: ™ và ®. Những biểu tượng này cho mọi người biết rằng bạn đã xác nhận quyền sở hữu thiết kế của mình.
(Nguồn ảnh: Puma)
Bạn không nhất thiết phải sử dụng những biểu tượng này trong logo của mình. Trên thực tế, việc sử dụng hai biểu tượng nhãn hiệu trên ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của một thiết kế. Tuy nhiên, nó chứng tỏ rằng bộ nhận diện thương hiệu của bạn đang được pháp luật bảo vệ.
KẾT LUẬN
Đăng ký nhãn hiệu cho logo giúp đảm bảo và bảo vệ tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nhãn hiệu có thể cải thiện khả năng nhận biết sản phẩm và thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng. Đồng thời, nó còn bảo vệ logo của bạn khỏi những sự xâm phạm, tranh chấp ngoài ý muốn.
Quá trình đăng ký nhãn hiệu rất phức tạp và mang tính kỹ thuật. Do đó, hãy tìm kiếm và hợp tác với những đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn để có thể tư vấn và giúp bạn tối ưu hóa quá trình đăng ký của mình.
->> Khám phá TOP các dự án thiết kế logo nổi bật của ATH Creative
(Nguồn: Tổng hợp)
Nhận tư vấn miễn phí
Cho dự án của bạn
Nhận tư vấn ngay