8 bước xây dựng thương hiệu cơ bản cho doanh nghiệp
Một thương hiệu mạnh không chỉ dừng lại ở tên và logo, nó còn nhiều hơn thế nữa. Vậy bạn đã nắm vững các bước xây dựng thương hiệu doanh nghiệp chưa?
Xây dựng thương hiệu không chỉ là chọn một logo hay chọn một cái tên hoàn hảo. Thương hiệu phù hợp là sản phẩm của nhiều yếu tố liên kết với nhau. Những yếu tố này được thiết kế để thay đổi cách mọi người nghĩ và cảm nhận về doanh nghiệp của bạn.
Trong bài viết dưới đây, ATH Creative đã tổng hợp 8 bước xây dựng thương hiệu. Khám phá ngay nội dung bên dưới để không bỏ sót thông tin cùng chúng tôi nhé!
CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG 8 BƯỚC
1. Xác định mục đích thương hiệu
Khi nói đến việc xây dựng thương hiệu, điều quan trọng là phải biết chân dung đối tượng bạn cần tiếp cận. Xác định đối tượng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp để kết nối với người mua. Hãy nhìn những thương hiệu lớn như Apple và Nike làm gì để xây dựng thương hiệu của họ:
- Apple bán máy tính, điện thoại và máy tính bảng nhưng mục đích của nó là khuyến khích sự sáng tạo và thể hiện bản thân.
- Mục đích của Nike là "đoàn kết thế giới thông qua thể thao để tạo ra một hành tinh lành mạnh, cộng đồng năng động và một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người".
(Nguồn: Puma)
Xác định đối tượng sẽ giúp bạn chọn tiếng nói thương hiệu, thiết kế và thậm chí cả chiến lược tiếp thị phù hợp để kết nối với người mua tiềm năng. Bạn có thể xây dựng kiến thức về khán giả của mình bằng cách:
- Kiểm tra khách hàng hiện tại: Độ tuổi của họ là bao nhiêu, họ đến từ đâu và họ yêu thích điều gì ở doanh nghiệp của bạn?
- Nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn: Các công ty khác giống như bạn đang nhắm đến loại khách hàng nào? Có bất kỳ phần thị trường nào chưa được phục vụ mà bạn có thể khai thác với sản phẩm của mình không?
- Tạo chân dung người mua: Hãy tưởng tượng khách hàng lý tưởng của bạn trông như thế nào?
2. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của bạn
Đây là một trong những bước quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của bạn. Xây dựng thương hiệu tốt giúp tăng khả năng giao tiếp với khách hàng mục tiêu của bạn. Qua đó tạo ra sợi dây kết nối cảm xúc tích cực. Một thương hiệu thành công biết chính xác đối tượng mục tiêu của họ là ai. Họ sẽ không ngừng nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh của mình để đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời.
(Nguồn: EasyJet)
EasyJet, một trong những hãng hàng không lớn nhất nước Anh, không đặt mục tiêu chinh phục thị trường bằng cách quảng bá mình là một hãng hàng không hạng sang. Họ đã làm điều ngược lại hoàn toàn. Họ quảng cáo chuyến bay của mình “rẻ như một chiếc quần jean”. Họ nhận ra rằng thị trường mục tiêu của họ không quan tâm đến những bữa ăn sang trọng trên chuyến bay và dịch vụ hàng đầu; họ chỉ muốn đi từ A đến B càng rẻ và nhanh càng tốt.
3. Tạo tính cách thương hiệu của riêng bạn
Để thương hiệu nổi bật, bạn cần phải có cá tính riêng. Tính cách thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trong tất cả các hoạt động truyền thông, quảng cáo trên mọi phương tiện. Vì vậy, hãy đảm bảo đó là điều mà khách hàng của bạn chú ý đến.
(Nguồn: Twitter)
Cách dễ nhất để làm điều này là xây dựng một tuyên bố định vị rõ ràng. Đó có thể là một hoặc hai dòng để giúp xác định bạn là ai và bạn đang làm gì. Ví dụ: tuyên bố định vị thương hiệu của bạn có thể là: “Chúng tôi là một công ty phụ kiện gia đình bán các sản phẩm thủ công độc đáo cho khách hàng”.
4. Chọn tên doanh nghiệp của bạn
Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất để xác định thương hiệu của bạn. Tên phù hợp sẽ chắt lọc mọi điều khách hàng cần biết về bạn thành một từ duy nhất. Vì tên thương hiệu của bạn cũng sẽ xác định URL/miền của phương tiện trực tuyến nên hãy nhớ thực hiện một số nghiên cứu để xem những gì có sẵn trước khi quyết định tên.
5. Nghĩ ra một khẩu hiệu
Khẩu hiệu thương hiệu không phải là điều bắt buộc. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn truyền đạt quan điểm của mình bằng ít từ nhất có thể. Bạn có thể đặt nó trên các trang truyền thông xã hội. Thậm chí cả không gian quảng cáo trực tuyến và banner quảng cáo ngoài trời.
(Nguồn: Nike)
Trong những ngành cực kỳ cạnh tranh, khẩu hiệu của bạn chắc chắn sẽ giúp bạn trở nên khác biệt. Bạn có thể sử dụng sự hài hước, vui vẻ để làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của mình. Một khẩu hiệu hay sẽ truyền đạt tới khách hàng lý do tại sao họ nên chọn thương hiệu của bạn.
6. Tạo câu chuyện và tiếng nói thương hiệu
Việc có câu chuyện thương hiệu giúp khách hàng xác định bạn là ai. Điều này cho phép bạn kết nối với khách hàng và tạo dựng niềm tin với họ. Câu chuyện thương hiệu giúp thương hiệu của bạn nổi bật trước tình trạng “bội thực” quảng cáo mà người tiêu dùng đang phải đối mặt từ các doanh nghiệp.
(Nguồn: Baemin Việt Nam)
Một lưu ý trong việc xây dựng câu chuyện là phải ngắn gọn, hấp dẫn, có tính đối thoại. Ngôn ngữ cần được viết chân thành và khơi gợi cảm xúc. Hãy chắc chắn sử dụng giọng điệu của riêng bạn trong câu chuyện để giúp nó trở nên sống động.
7. Thiết kế nhận diện cho thương hiệu
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, “diện mạo” thương hiệu cũng vô cùng quan trọng. Hình ảnh doanh nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ với các yếu khác nếu bạn muốn thương hiệu của mình thành công. Yếu tố này bao gồm: Màu sắc, Phông chữ, Hình ảnh và Logo.
- Màu sắc thương hiệu: Màu sắc là các sắc thái bạn sẽ sử dụng cho thương hiệu của mình. Nó bao gồm trang web, email và bao bì sản phẩm. Màu sắc có thể tác động đến tâm lý khách hàng. Ví dụ, màu đỏ là táo bạo và đam mê, trong khi màu xanh là đáng tin cậy và thư giãn.
- Phông chữ: Giống như màu sắc thương hiệu, phông chữ bạn chọn có thể tác động rất lớn đến cách khách hàng nhìn nhận thương hiệu của bạn. Phông chữ Sans-serif thường hiện đại và thân thiện hơn, trong khi phông chữ serif mang tính truyền thống và có thẩm quyền.
- Hình ảnh: Bạn sử dụng loại hình ảnh, hình minh họa và hình ảnh nào trên sản phẩm, trang web và quảng cáo của mình?
- Logo: Logo là một yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Bên cạnh tên doanh nghiệp, logo sẽ là một trong những điều đầu tiên mà khách hàng nhận ra trong thương hiệu của bạn. Một logo xuất sắc phải có ý nghĩa và dễ hiểu.
8. Xây dựng và quảng bá thương hiệu của bạn
Khi đã phát triển một chiến lược nhận diện thương hiệu hiệu quả, nó phải được triển khai một cách nhất quán. Cụ thể là thông qua mọi “điểm tiếp xúc” với khách hàng. Bao gồm trong quảng cáo, bảng hiệu, mối quan hệ công chúng, v.v.
(Nguồn: Grab)
Tính nhất quán là rất quan trọng khi phát triển một thương hiệu mạnh. Bạn càng nhất quán với nhận diện thương hiệu online và offline, doanh nghiệp của bạn sẽ càng có cảm giác quen thuộc hơn với khách hàng. Tính nhất quán cũng giúp thương hiệu của bạn xuất hiện ổn định và đáng tin cậy hơn.
Sở hữu một thương hiệu mạnh là điều bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Nếu không xây dựng lợi thế thương hiệu, bạn không thể kết nối cảm xúc với khách hàng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không có cam kết lâu dài từ khách hàng. Họ sẽ từ bỏ doanh nghiệp của bạn ngay khi họ tìm thấy một thương hiệu khác đáp ứng được sở thích và nhu cầu của họ.
Xây dựng nhận diện thương hiệu mang lại cho khách hàng điều gì đó để thực sự kết nối. Đó là cách khiến bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh và nhận được sự gắn bó từ khách hàng. Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.
Nếu bạn đang tìm một đơn vị đồng hành trong hành trình xây dựng thương hiệu, hãy liên hệ ngay với ATH Creative để nhận tư vấn miễn phí!
>> Khám phá TOP dự án thiết kế logo nổi bật của ATH Creative
Nhận tư vấn miễn phí
Cho dự án của bạn
Nhận tư vấn ngay